WELCOME TO EZLASSO.COM
Website chia sẽ những thông tin về thủ thuật máy tính, công nghệ.
Nếu bạn có thắc mắc về máy tính - công nghệ hãy tìm trên google theo cú pháp: Từ Khoá + Ez Lasso
Hiện nay thuật ngữ Website ai ai cũng biết tới không những do thời đại công nghệ phát triển mà còn là thị trường kinh doanh online dần phát triển. Nhưng không phải ai ai cũng có thể định nghĩa được Website là gì? Trang web là gì đâu nhé. Vậy qua bài viết này Ez Lasso giúp bạn tóm tắt lại khái niệm này cùng với giới thiệu tới các bạn những loại Website thường thấy nhất hiện nay nhé.
Nếu như bạn đang thấy những dòng này thì bạn đang truy cập vào Website ezlasso.com này đây. Đây cũng là một trong những điều hình về Website nhé.
Website là gì?
Website là gì? Sẽ được tóm gọn lại là một tập hợp những trang thông tin dưới dạng hình ảnh, văn bản, âm thanh, video, tệp tải xuống,… Được lưu trữ trên một máy chủ được gọi là Website server và được truy cập từ xa qua mạng internet
Đối với phát âm việt hoá thì bạn có thể đọc cụm từ Website là “goét-sai” chứ không phải là “quét-sai” như mọi người đang đọc hiện nay. Tất nhiên là hơi khác lạ nhưng đa phần mọi người sẽ bị lỗi
Đối với vấn đề phiên dịch thì bạn sẽ có cụm từ Website sẽ như sau:
- WEB = mạng
- Site = khu vực hay một trang
Vậy tóm gọn lại Website là web site được nhiều gọi nhanh chóng là trang mạng (đây là một thuật ngữ được nhiều người sử dụng khi trước, nhưng hiện nay đã ít sử dụng hơn)
Ở các tài liệu quy định tại Việt Nam, thì Website thường được gọi là trang thông tin điện tử. Đây là thông tin chính thức và hơi dài nên đa phần mọi người thường gọi là Website cho dễ. Đó là lý do nhiều người không hiểu tới Website là gì nhé?
Để tiếp tục rõ hơn về trang thông tin điện tử là gì? Hãy cùng mình tìm hiểu ngay nhé.
Trang thông tin điện tử là gì? Đây chính là một hệ thống thông tin được thiết lập hoặc nhiều trang thông tin được trình bày dưới dạng ký hiệu, chữ số, hình ảnh, âm thanh và các dạng thông tin khác phục vụ cho việc cung cấp và sử dụng thông tin trên internet
Đây được trích trong khái niệm nêu tại điều 3 nghị định 72/2013/NĐ-CP khẳng định.
Do đó Website có thể ngang với trang thông tin điện tử nhé. Nhưng trên thực tế nhiều người không hiểu về thuật ngữ Website là gì? Và trang web là gì? Và thường xuyên nhầm lẫn cả 2.
Trang web là gì?
Đây là một trang cụ thể nào đó trên Website trong tiếng anh thường được gọi là web page hay ngắn gọn hơn là Page cho một trang và pages cho nhiều trang. Đây chính là một tài liệu được hiển thị nhanh trực tiếp trên trình duyệt web của bạn đang sử dụng hiện nay.
Một Website có thể bao gồm 1 hay nhiều trang web giống hay khác nhau. Tuy thế bạn vẫn hay gọi nhầm 2 khái niệm Website là gì và trang Website là gì với nhau phải không? và trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc này rồi nhé.
Cấu tạo và cách hoạt động của Website
Một Website gồm nhiều webpage với nhau. Đây là những tập tin được định dạng dưới dạng html hay xhtml được lưu trữ tại một máy chủ chỉ định. Và trên những trang này chứa những âm thanh, văn bản, âm thanh, hình ảnh, video,…
Các máy tính truy cập vào trình duyệt web thông qua đường truyền internet thì được gọi là máy trạm. Tại đây các máy trạm chỉ có thể lấy được những tập tin từ máy chủ về để hiển thị lên màn hình cho người sử dụng đọc xà xem được. Thường quá trình này sẽ được hiển thị trên những thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại thông qua các trình duyệt Website nổi tiếng.
Để có thể vận hành một Website hoạt động thông qua internet bạn cần phải đáp ứng được những nhu cầu như sau:
- Source Code (mã nguồn): Đây được gọi là một bộ code được các lập trình viên Website thiết kế và xây dựng lên. Bạn có thể hiểu source code này giống như ngôi nhà có đã trang thiết bị nội ngoại thất trong nhà bạn
- Website server (nơi lưu trữ Website): Để có thể lưu trữ được bộ source code này thường được nhiều người chọn là Hosting, VPS, máy chủ riêng tuỳ vào độ lớn của source, mức độ an ninh và lượng truy cập. Bạn có thể hiểu rằng đây giống như một mảnh đất để bạn cất lên ngôi nhà
- Tên miền (Domain): là một trong những địa chỉ Website để người dùng có thể truy cập vào Website để xem và tương tác với chúng. Đối với domain bạn có thể hiểu như một địa chỉ nhà để khách tới thăm nhé.
Lưu ý: Ngoài ra 1 Website còn có thể tạo ra nhiều subdomain khác nhau (Tên miền phụ) tuỳ thuộc và người thiết kế nữa nhé. Nguyên lý hoạt động của một subdomain cũng khá tương tự vào domain
Tất nhiên cần phải có đường truyền kết nối với toàn cầu qua internet thì từ đó Website có thể hoạt động trên môi trường online trên mạng hoặc là mạng LAN cục bộ. Kết nối này đóng vai trò như hệ thống giao thông để dẫn tới ngôi nhà của bạn.
Giao diện Website gồm những thành phần nào?
Trong quá trình xây dựng Website thì bạn gặp được rất nhiều bộ phận trong giao diện Website đây chính là những phần cần thiết ở một giao diện Website nhé.
Vậy mình xin tóm tắt lại những phần cần thiết cho Website của bạn nhé.
Header (phần trên cùng)
Đây là phần đầu trang hường được hiển thị ở tất cả các trang.
Phần này thường chứa logo, hotline, các ngôn ngữ tuỳ chọn, Những menu tìm kiếm, phần giỏ hàng,…
Một số page đặt biệt sẽ không có header vì một số lý do đặt biệt nhé.
Slider / Carousel/ image
Phần dưới header là nơi giúp người thiết kế đặt những hình ảnh nhằm thu hút khách hàng sử dụng mua sản phẩm, dịch vụ của công ty doanh nghiep
Trên các hình ảnh này sẽ có những nút call to action (CTA) để người mua có thêm phần kích thích
Các ảnh này có thể sắp xếp trước ngang hay dọc,… Theo những hiệu ứng hay một hình ảnh đơn giản nhất.
Content area
Đây là khu vực chính để truyền nội dung cũng như vài trò quan trọng nhất giúp cho người thiết kế, công ty, doanh nghiệp trụy tải nội dung cho độc giả
Phần nội dung truyền tải có thể được đặt dưới những định dạng khác nhau như: âm thanh, văn bản, hình ảnh, video,…
Đây là phần mà nhiều SEO sử dụng để ranking top Website mình trên những công cụ tìm kiếm nhé
Footer
Đây là phần chân trang dưới cuối cùng của trang Website giúp để lại những thông tin liên hệ, hay những danh mục sản phẩm, hay những mạng xã hội để kết nối với Website
Những trang quan trọng khi tạo ra một Website
Hiện tại Website có thể có một trang hoặc nhiều trang khác nhau về cấu trúc lẫn nội dung. Tuy nhiên hiện nay có 5 loại trang như sau đây:
- Trang chủ: Đây là bộ mặt của Website của công ty giúp truyền tải sản phẩm, dịch vụ của công ty. Đây là hạn tóm tắt tất cả những tinh tuý của Website trong đó sẽ gồm những đường link khác tới những trang quan trọng khác
- Trang giới thêu và liên hệ: Đây là trang giúp người dùng có thể hiểu hơn về doanh nghiệp, công ty, hay chủ Website giới thiệu về bản thân họ
- Trang bán hàng: Đây là trang quan trọng nhất giúp người dùng có thể xem và mua sản phẩm qua những nội dung chính và để lại thông tin hay tư vấn nhanh để liên hệ
- Trang về nội dung: Đây là những trang thông tin giúp người dùng hiểu sâu hơn về dịch vụ sản phẩm của công ty, giúp khách hàng giải đáp một vài câu hỏi mà ai ai cũng thắc mắc. Nhằm để hiểu hơn rõ hơn sâu hơn về sản phẩm dịch vụ
- Trang thiên về pháp lý: Đây là dạng trang quan trọng khẳng định những thông tin là thật sự và đảm bảo được yếu tố pháp lý cho Website.
Ngoài ra còn có một số thể loại trang khác nữa nhưng sẽ tùy thuộc vào loại hình dịch vụ khác nhau mà có được nhé.
Các loại Website hiện nay
Tuỳ vào mục đích sử dụng và loại sản phẩm, dịch vụ mà Website cung cấp cho người dùng mà sẽ có những loại Website khác nhau
Theo cấu trúc và cách hoạt động
- Website tĩnh: Chủ yếu là những ngôn ngữ của source code là html (CSS và javascript) nội dung trên đó ít hay hiếm khi được thay đổi hay chỉnh sửa từ người cung cấp. Do hạn chế của Website tĩnh nên nó ít được sử dụng
- Website động: ngoài html và những ngôn ngữ lập trình cơ bản như Website tĩnh thì sẽ có một ngôn ngữ lập trình cao cấp như: PHP,… Và sử dụng một cơ sở dữ liệu như SQL, Mysql ,… Đây là tính năng giúp người dùng thường xuyên đổi nội dung cho người dùng và có thể tương tác với Website nhiều hơn. Đa số Website hiện nay đều Website động
Theo mục đích sử dụng Website
Khi bạn một thiết kế một cái Website thì phải có được mục đích cụ thể trong đầu. Từ đó có thể tạo ra một hay vài trang với mục đích chính và mục đích phụ cung cấp thêm nội dung. Dựa vào đó mà được chia thành nhiều loại Website khác nhau như:
- Website giới thiệu công ty: Chứa đầy đủ thông tin của công ty bao gồm thời gian phát triển, những thông tin liên lạc, dịch vụ, sản phẩm,…
- Website giới thiệu cá nhân: Thường đây là phần giới thiệu về cá nhân của ai đó trong đó sẽ chưa một CV đẹp hay những nội dung với mục đích xây dựng thương hiệu cá nhân
- Website bán hàng: Cung cấp thông tin chi tiết về hàng hoá. Kèm những tính năng giới thiệu, chào hàng, và thanh toán
- Website có những chức năng đặc biệt, phức tạp: Mạng xã hội, trang thương mại điện tử, diễn đàn, wiki, apps,….
Theo lĩnh vực cụ thể
Đang phần hiện nay các Website được chia theo dạng lĩnh vực của sản phẩm , dịch vụ mà Website cung cấp. Những lĩnh vực cụ thể này giúp làm cho Website làm nổi bật những nội dung chính trên gia diện.
Những lĩnh vực cụ thể như:
- Website tin tức
- Website du lịch, vé máy bay
- Website bất động sản
- Website nội thất
- Website khách sạn, nhà hàng,
- ….
Xem thêm những trình duyệt website nổi tiếng hiện nay:
- Tải Cốc Cốc – trình duyệt Webs theo phong cách Việt
- Hướng dẫn sử dụng Google Chrome cơ bản cho người mới
Tổng kết về Website là gì? Trang web là gì?
Dựa vào những nội dung trên đây từ ez lasso đã giúp cho bạn hiểu rõ hơn về Website là gì? Trang web là gì? Từ đây bạn đã hiểu được đâu là Website theo những khái niệm riêng biệt. Và cũng hiểu rằng Website theo những thể loại nào rồi nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết sáu.