WELCOME TO EZLASSO.COM
Website chia sẽ những thông tin về thủ thuật máy tính, công nghệ.
Nếu bạn có thắc mắc về máy tính - công nghệ hãy tìm trên google theo cú pháp: Từ Khoá + Ez Lasso
Mô hình 7Ps trong Marketing dược là khái niệm không quá xa lạ với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Vậy thực chất mô hình này gồm những gì và nó có vai trò như thế nào, hãy cùng PharMarketing giải pháp marketing y dược chuyên sâu tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về mô hình 7Ps trong marketing dược
Mô hình 7Ps trong Marketing dược là thuật ngữ để chỉ chiến thuật giúp doanh nghiệp tạo ra mức độ uy tín nhất định cho nhãn hàng đồng thời giúp nó tiếp cận với nhiều khách hàng mục tiêu hơn. Mô hình 7Ps được phát triển từ mô hình 4P do sự thay đổi thực tế của thị trường khiến nó mở rộng ra, đáp ứng nhu cầu hiện tại.
Khi thực hiện mô hình 7Ps trong Marketing dược, doanh nghiệp sẽ có sự phát triển đồng bộ, nhất quán và bền vững dù những tác động của môi trường bên ngoài.
Những yếu tạo nên mô hình 7Ps cho marketing dược
1. Sản phẩm
Sản phẩm luôn là yếu tố hàng đầu và quan trọng nhất đối với sự thành hay bại của doanh nghiệp. Quyết định lựa chọn sản phẩm nào sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn của khách hàng và định hướng kinh doanh mà doanh nghiệp đưa ra. Trong mô hình 7Ps, sản phẩm có thể là hàng hóa hoặc dịch vụ, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng và xu hướng tiêu dùng thị trường.
Sản phẩm thường phát triển qua 4 giai đoạn chính đó là: giới thiệu, tăng trưởng, trưởng thành và thoái trào. Do vậy, doanh nghiệp cần không ngừng đa dạng hóa, cải tiến sản phẩm để phù hợp với số đông.
2. Giá cả
Giá cả cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng bởi nó quyết định hành vi mua hàng và lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về. Giá cả quá cao sẽ làm doanh nghiệp mất đi lợi thế cạnh tranh với đối thủ. Mức giá đưa ra quá thấp không thể đảm bảo được doanh nghiệp làm ăn có lãi và tái sản xuất.
Mức giá đưa ra cần có sự cân bằng và giúp định hình nhận thức về sản phẩm trong mắt khách hàng. Doanh nghiệp cần đánh giá mức giá cho sản phẩm dựa trên 3 tiêu chí: giá thâm nhập thị trường, thị trường trượt giá và giá trung tính.
3. Phân phối
Phân phối là hoạt động mang sản phẩm đến tận tay khách hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất. Có nhiều phân loại của phân phối như: chuyên sâu, độc quyền, nhượng quyền và chọn lọc.
Doanh nghiệp cần lựa chọn được hình thức phù hợp với sản phẩm và đặc trưng, cá tính của thương hiệu.
4. Quảng cáo
Quảng cáo là việc làm bắt buộc đối với tất cả doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ. Hãy đưa ra lời mời gọi, quảng cáo một cách thông minh và thu hút thì khách hàng của mọi người mới thực sự quan tâm.
Có rất nhiều phương thức quảng cáo khác nhau như TVC, facebook, print media…. nhằm tiếp cận được nhiều khách hàng mục tiêu trong thời gian ngắn. Doanh nghiệp cần lựa chọn đúng nền tảng phù hợp để không lãng phí ngân sách mà vẫn đem lại hiệu quả như ý.
5. Yếu tố con người
Yếu tố con người cũng chiếm vị trí không nhỏ trong ngành marketing bởi dù cuộc sống có hiện đại đến mấy thì máy móc vẫn không thể thay thế hoàn toàn bộ não con người. Mỗi vai trò trong công ty sẽ tạo ra thương hiệu chung của doanh nghiệp. Đặc biệt là bộ phận chăm sóc khách hàng, người tiếp cận trực tiếp và quyết định hành vi mua hàng của khách hàng mục tiêu.
6. Quy trình
Quy trình trong marketing cũng đóng vai trò cốt yếu bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung ứng sản phẩm ra ngoài thị trường. Hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp có một quy trình ngắn gọn, phù hợp để tiết kiệm chi phí nhất có thể.
7. Cơ sở vật chất
Điều kiện cơ sở vật chất là cái rõ ràng nhất để khách hàng nhìn thấy và quyết định có tin tưởng nhãn hàng hay không. Đừng ngại đầu tư không gian tiếp đón khách hàng, trang thiết bị phục vụ, đồng phục nhân viên, giấy tờ chứng nhận… để họ cảm thấy an tâm và đánh giá doanh nghiệp có tính chuyên nghiệp.
Như vậy, PharMarketing đã lý giải mô hình 7Ps trong Marketing dược là gì, thành phần và chức năng của nó với doanh nghiệp. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể và bước đi mới vì mục tiêu, sứ mệnh đề ra.
Nguồn: https://pharmarketing.vn