WELCOME TO EZLASSO.COM
Website chia sẽ những thông tin về thủ thuật máy tính, công nghệ.
Nếu bạn có thắc mắc về máy tính - công nghệ hãy tìm trên google theo cú pháp: Từ Khoá + Ez Lasso
Chắc hẳn bạn đều đã nghe thuật ngữ hệ điều hành rồi phải không? đây chính là thuật ngữ không quá xa lạ khi mua điện thoại, laptop,… vậy bạn hãy cùng mình tìm hiểu ngay về hệ điều hành là gì? cùng những thứ liên quan cần biết về thuật ngữ này tại bài viết này nhé
Hệ điều hành là gì?
Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu hệ điều hành là gì? với tên gọi hệ điều hành còn có một cái tên tiếng Anh là Operating System hay viết tắt là OS. Đây chính là chương trình điều hành tất cả các phần cứng của thiết bị
Tất cả những thiết bị điện tử (máy tính, laptop, điện thoại, đồng hồ,…) đều có một hệ điều hành để thống nhất, điều hành và quản lý chúng. Ngoài ra hệ điều hành còn đóng vai trò là giao diện có thể giao tiếp giữa người dùng và thiết bị. Mỗi hệ điều hành trên mỗi thiết bị đều có một cái tên khác nhau nào hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về hệ điều hành của điện thoại và máy tính
Hệ điều hành máy tính
Hệ điều hành GUI (còn được gọi là Graphical user interface) đây là hệ điều hành máy tính được thiết kế giúp tương tác với người dùng thông qua những giao diện đồ họa. Với hệ điều hành GUI người dùng có thể sử dụng chuột và bàn phím để có thể thao tác trên máy tính một cách thuận tiện và trực quan nhất có thể nhất.
Giao điện đồ họa của hệ điều hành GUI bao gồm những biểu tượng và nút cửa sổ kèm những nút bấm menu kéo lên xuống giúp người dùng có thể sử dụng dễ dàng nhất. GUI của mỗi hệ điều hành đều khác nhau nhưng hầu hết người dùng rất dễ sử dụng và không quá khác biệt.
Hệ điều hành điện thoại
Hiện nay thiết bị điện thoại được sử dụng hệ điều hành gần giống với laptop hay những dòng máy tính bảng và đều có thiết kế na ná nhau trên các thiết bị điện tử.
Bạn có thể chia hệ điều hành qua các thương hiệu điện thoại lớn như: Samsung, xiaomi, oppo,Apple,…
Ngoài những tính năng cơ bản như: gọi điện, nhắn tin, định vị và lưu trữ dữ liệu thì hệ điều hành còn cho phép người dùng có những tính năng cao cấp hơn như: màn hình cảm ứng, camera hay những trình duyệt website cùng nhiều tính năng khác,…
Các thành phần mềm chính của hệ điều hành
Kernel
Kernel là một trong những phần của hệ thống chịu trách nhiệm để quản lý tài nguyên của máy tính. Giúp thực hiện những nhiệm vụ quan trọng như quản lý bộ nhớ, lập trình cho các tác vụ, điều khiển các thiết bị phần cứng đồng bộ hóa những dữ liệu và bảo mật hệ thống của phần cứng thiết bị.
User interface
User interface là một trong những công cụ giúp người dùng thao tác trên phần mềm thông qua những giao diện tương tác với hệ thống giúp điều khiển các ứng dụng và tìm kiếm thông tin trên phần mềm máy một các dễ dàng nhất
Application programming interface
Application Programming Interfaces (hay gọi với cái tên dí dỏm như APIs) đóng một vai trò kết nối giữa ứng dụng và hệ điều hành cho phép các ứng dụng truy cập vào tài nguyên của hệ thống. Từ đây giúp nhà phát triển có thể tạo ra những ứng dụng mạnh mẽ và hiệu quả nhất cho hệ điều hành
Một vài hệ điều hành nổi tiếng hiện nay
Một số hệ điều hành GUI nổi tiếng như là: windows, macOS, Chrome OS hoặc Linux. Những hệ điều hành trở thành ưu tiên cho người dùng khi chọn mua các thiết bị. Và cũng là những yêu cầu khi nhà cung cấp phần mềm phải được hỗ trợ trên các hệ điều hành này.
Một trong những hệ điều hành nổi tiếng trên điện thoại như: Android của Google, IOS của Apple nhé
Phần mềm trong hệ điều hành đang có
Thường thì hệ điều hành đã cung cấp cho người dùng một vài phần mềm cơ bản từ hệ điều hành rồi. Nhưng do nhu cầu làm việc và sử dụng thiết bị mà người dùng cần phải cài đặt chúng thêm trên các hệ điều hành như: Game, phần mềm văn phòng, phần mềm bảo mật,… nhé.
Cập nhập hệ điều hành như thế nào?
Việc cập nhập hệ điều hành là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp người dùng có thể đảm bảo rằng hệ thống máy tính luôn được bảo vệ và tối ưu nhất. Bạn có thể cập nhập hệ điều hành như sau:
- Với hệ điều hành windows: Bạn có thể cập nhập hệ điều hành bằng cách tìm kiếm và chạy windows update trong settings. Ngoài ra windows hiện nay còn có chế độ tự động cập nhập để giúp người dùng tiết kiệm thời gian kiểm tra và cập nhập
- macOS: Cập nhập hệ điều hành Mac qua App store hoặc System Preference. Với những cập nhập mới nhất từ nhà sản xuất giúp bạn có thể tăng cường được bảo mật và cải thiện hiệu suất làm việc
- Với android và IOS: Người dùng chỉ có thể cập nhập hệ điều hành bằng cách tìm kiếm cập nhập phần mềm trong settings. Tùy thuộc vào hãng sản xuất mà giao diện có phần khác. Cũng như những yêu cầu riêng cho thiết bị di động
Khi bạn cập nhập hệ điều hành cần phải sao lưu dữ liệu trong những trường hợp bị fail cập nhập. hoặc là những ứng dụng không hỗ trợ bảng cập nhập mới. ngồi ra bạn cần phải đảm bảo máy tính hoặc điện thoại di động đang kết nối với internet để có thể tải xuống nhé.
Hy vọng với bài viết này đã giúp bạn có được những kiến thức về hệ điều hành là gì rồi nhé. Bài viết được tổng hợp bởi Ez Lasso, cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết